Kiến trúc tân cổ điển là một trong những phong cách xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XVIII nhưng tới bây giờ vẫn được các chủ đầu tư và kiến trúc sư ưa chuộng. Những công trình kiến trúc mang phong cách này đều sở hữu những sắc màu rất riêng, đẹp, sang trọng và có phần huyền bí. Để giúp độc giả hiểu rõ về lối kiến trúc này, bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc khái niệm, đặc trưng cũng như những lưu ý cần thiết của kiến trúc tân cổ điển.
Mục lục
Khái niệm của kiến trúc tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển xuất hiện từ thế kỉ 18
Một trong những dòng kiến trúc đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ từ lâu nhưng tới nay vẫn được nhiều gia chủ ưa chuộng chính là kiến trúc tân cổ điển. Khác với kiến trúc cổ điển, lối kiến trúc này chứa đựng những đường nét kiến trúc khỏe khoắn, hiện đại. Mặc dù vậy, kiến trúc tân cổ điển vẫn chứa đựng những đường nét huyền bí, kín đáo riêng biệt.
Theo Wikipedia, kiến trúc tân cổ điển được tạo nên bởi trào lưu tân cổ điển bắt đầu từ thế kỉ XVIII. Phong cách này có nguồn gốc từ kiến trúc cổ điển của La Mã, Hy Lạp, Phục Hưng, Baroque hay chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỉ XVII – XVIII.
Về hình thức, kiến trúc tân cổ điển thường nhấn mạnh vào vẻ đẹp của những bức tường chứ không phải là sự phối hợp giữa các tông màu sáng tối. Những công trình kiến trúc tân cổ điển thường được thiết kế gợi lên một cảm giác phấn khích cho con người bởi chính sự dịch chuyển tương phản giữa hình dáng cũng như màu sắc của từng khối chi tiết kiến trúc.
Đặc trưng của kiến trúc tân cổ điển
Chính những thiết kế ngoại thất và nội thất sẽ giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được kiến trúc tân cổ điển. Hãy cùng chúng tôi phân tích những đặc trưng này nhé:
2.1. Tính đối xứng và cân bằng
Kiến trúc tân cổ điển có sự đối xứng trong thiết kế
Đặc trưng nổi bật nhất của phong cách kiến trúc tân cổ điển chính là nguyên tắc đối xứng và tính cân bằng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đặc trưng này ở những mẫu biệt thự tân cổ điển.
Những chi tiết, bộ phận của kiến trúc tân cổ điển thường được thiết kế tỉ mỉ, bố trí cân xứng thông qua một trục giữa. Cách bố trí cân xứng này sẽ giúp cho công trình kiến trúc trở nên hài hòa, đầy đặn và sang trọng hơn rất nhiều.
2.2. Đặc trưng hình khối cột trụ
Kiến trúc tân cổ điển sử dụng hệ thức cột Doric, Ionic và thức cột Corinth. Những hệ thức này được nhận xét có vai trò quan trọng trong việc hướng tới vẻ đẹp hoàn mỹ và kiêu sa. Việc sử dụng những thức cột này cũng khiến cho các công trình kiến trúc trở nên bề thế, sang trọng và đẳng cấp hơn.
Kiến trúc tân cổ điển gây ấn tượng với hệ thức trụ cột vững chắc
2.3. Sử dụng các chi tiết trang trí uốn lượn, mềm mại
Đặc trưng của kiến trúc tân cổ điển chính là sự tỉ mỉ trong từng đường nét thiết kế, sử dụng phù được chạm khắc tinh tế và mềm mại. Những bức phù điêu được kết hợp hoàn mỹ với nhau tạo nên vẻ đẹp ngoại thất vô cùng hoa lệ, sang trọng.
Chúng ta chắc chắn sẽ không thể bắt gặp những đường nét thẳng vuông góc hay phá cách trong lối kiến trúc tân cổ điển. Mọi chi tiết ngoại thất dù là nhỏ nhất đều được thiết kế vô cùng tỉ mỉ, tinh tế, uốn lượn mềm mại cùng đường bo cong tinh tế mang lại cảm giác mềm mại và dễ chịu vô cùng.
Lưu ý khi thiết kế công trình kiến trúc tân cổ điển
Sau đây sẽ là một số lưu ý bạn cần nắm vững khi thực hiện thiết kế thi công công trình biệt thự tân cổ điển:
3.1. Ưu tiên sử dụng vật liệu cao cấp
Kiến trúc tân cổ điển ưu tiên sử dụng vật liệu cao cấp
Vật liệu thiết kế biệt thự là vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta cần hết sức lưu ý. Chất liệu cao cấp chắc chắn sẽ tạo nên giá trị cho ngôi nhà. Có thể nói, kiến trúc tân cổ điển mang theo vẻ đẹp cổ kính kết hợp cùng sự hài hòa và phóng khoáng, hiện đại.
Thông thường vật liệu được sử dụng cho những công trình mang phong cách này chính là gỗ, da và đá hoa cương. Tất cả những vật liệu này sẽ mang tới sự sang trọng và đẳng cấp cho toàn bộ công trình.
3.2. Lựa chọn màu sắc bắt mắt và sang trọng
Màu sắc có thể nói là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của toàn bộ không gian. Những gam màu chủ đạo dành cho các công trình tân cổ điển thường là màu trắng, màu vàng, màu be, nâu gỗ… Tất cả những gam màu này đều giúp cho công trình phong cách tân cổ điển trở nên sang trọng, đẳng cấp và cuốn hút.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm một số màu sắc như nâu xám, những màu có sắc thái nhẹ nhàng giúp tạo nên sự nổi bật cho các chi tiết phào chỉ, đường gờ uốn lượn đầy tính nghệ thuật và tinh tế.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về khái niệm, đặc trưng cũng như lưu ý của kiến trúc tân cổ điển. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới những thông tin bổ ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phong cách kiến trúc này.